MẸO CHỮA CHÁY KHI NẤU ĂN
Nấu nướng là công việc thường ngày của những bà nội trợ nhưng không thể không tránh được những lúc sơ suất làm cho cơm nhão, món canh mặn hơn hay gia vị không ngấm vào thức ăn... Thuộc lòng những tuyệt chiêu sau đây bạn sẽ vô cùng tự tin khi vào bếp.
Món ăn quá mặn
Thường thì nhạt dễ chữa hơn mặn nhưng cũng không quá khó khi bạn lỡ tay cho nhiều muối vào món ăn. Với những món súp hay món hầm bạn có thể thêm nước. Còn với những món khác thì bạn có thể thêm những thực phẩm có chứa a-xit như chanh hay giấm hoặc chút đường sẽ giúp làm giảm bớt vị mặn. Vì những đồ hộp như nước súp đóng hộp, cà chua hộp, dầu ôliu... thường chứa nhiều muối nên khi dùng chúng bạn hãy nêm nếm món ăn trước khi cho muối để món ăn được ngon hơn.
Cơm nhão
Đây cũng là trường hợp hay gặp. Nếu không ăn được, bạn hãy dùng phần cơm nhão cho món khác. Bằng cách trải chúng ra một mặt phẳng rồi cuốn cho và cho vào tủ lạnh để cơm cứng và kết dính lại với nhau. Bạn có thể dùng chúng làm cơm rang và món cháo cho ngày hôm sau. Để không xảy ra trường hợp này thì khi nấu bạn có thể sử dụng ngón tay để đo lượng nước sao cho nước trên mặt gạo không vượt quá một đốt ngón tay là được.
Bột tẩm ướp không bám vào thức ăn
Để bột tẩm ướp có thể ngấm vào thức ăn bạn phải có đủ cả thành phần bột mì, trứng. Nếu không có trứng thì sẽ không thể kết dính được. Khi bắt đầu nấu không nên để chảo quá nóng vì điều này sẽ làm cho lớp bột tẩm bên ngoài miếng thức ăn bị dính vào chảo.
Thịt chín ngoài trong sống
Với một số loại thịt thì ăn như vậy sẽ ngon hơn thịt sẽ ngọt hơn nhưng nếu bên trong miếng thịt còn quá đỏ bạn nên cho vào chảo và áp lại. Thường thì những miếng thịt thái lát dày mới có hiện tượng này nên khi nấu bạn nhớ lật đều hai bên để miếng thịt chín đều hơn và có thể chín từ trong ra ngoài
Rau củ quả luộc quá nhừ
Nếu không thể ăn được bạn có thể chế biến chúng thành một món ăn mới như súp hay rau trộn sẽ vô cùng hấp dẫn. Để rau củ quả không bị nhừ quá thì bạn không luộc lẫn các loại rau củ cũng như khi cát rau củ quả phải cắt đều nhau tránh miếng to miếng bé. Rau thường nhanh chín hơn củ quả nên khi nấu cần lưu ý.
Thức ăn bị cháy
Chỉ có thể là do nhiệt độ quá cao hoặc bạn đun quá lâu mới dẫn đến cháy thức ăn. Lúc này bạn hãy dùng khăn ướt đặt lên chảo hoặc nồi có thức ăn bị cháy cho đến khi khăn nguội để nó hút hết mùi khói khét trong thức ăn. Do đó khi nấu bạn nên nhớ chú ý đến nhiệt độ và thời gian nấu, trông chừng bếp, và chọn những xoong nồi có sức chịu nhiệt tốt.
Nước súp vón cục
Bạn hãy dùng rây để lọc bỏ phần vón cục trong nước súp. Hiên tượng vón cục là do bạn cho nhiều thức ăn cùng một lúc hoặc để nhiệt dộ không phù hợp. Vì vậy khi nấu súp bạn nên nhớ cho nguyên liệu từ từ và theo dõi nhiệt dộ thưoừng xuyên để món súp được thơm ngon hơn.
Món ăn quá mặn
Thường thì nhạt dễ chữa hơn mặn nhưng cũng không quá khó khi bạn lỡ tay cho nhiều muối vào món ăn. Với những món súp hay món hầm bạn có thể thêm nước. Còn với những món khác thì bạn có thể thêm những thực phẩm có chứa a-xit như chanh hay giấm hoặc chút đường sẽ giúp làm giảm bớt vị mặn. Vì những đồ hộp như nước súp đóng hộp, cà chua hộp, dầu ôliu... thường chứa nhiều muối nên khi dùng chúng bạn hãy nêm nếm món ăn trước khi cho muối để món ăn được ngon hơn.
Cơm nhão
Đây cũng là trường hợp hay gặp. Nếu không ăn được, bạn hãy dùng phần cơm nhão cho món khác. Bằng cách trải chúng ra một mặt phẳng rồi cuốn cho và cho vào tủ lạnh để cơm cứng và kết dính lại với nhau. Bạn có thể dùng chúng làm cơm rang và món cháo cho ngày hôm sau. Để không xảy ra trường hợp này thì khi nấu bạn có thể sử dụng ngón tay để đo lượng nước sao cho nước trên mặt gạo không vượt quá một đốt ngón tay là được.
Bột tẩm ướp không bám vào thức ăn
Để bột tẩm ướp có thể ngấm vào thức ăn bạn phải có đủ cả thành phần bột mì, trứng. Nếu không có trứng thì sẽ không thể kết dính được. Khi bắt đầu nấu không nên để chảo quá nóng vì điều này sẽ làm cho lớp bột tẩm bên ngoài miếng thức ăn bị dính vào chảo.
Thịt chín ngoài trong sống
Với một số loại thịt thì ăn như vậy sẽ ngon hơn thịt sẽ ngọt hơn nhưng nếu bên trong miếng thịt còn quá đỏ bạn nên cho vào chảo và áp lại. Thường thì những miếng thịt thái lát dày mới có hiện tượng này nên khi nấu bạn nhớ lật đều hai bên để miếng thịt chín đều hơn và có thể chín từ trong ra ngoài
Rau củ quả luộc quá nhừ
Nếu không thể ăn được bạn có thể chế biến chúng thành một món ăn mới như súp hay rau trộn sẽ vô cùng hấp dẫn. Để rau củ quả không bị nhừ quá thì bạn không luộc lẫn các loại rau củ cũng như khi cát rau củ quả phải cắt đều nhau tránh miếng to miếng bé. Rau thường nhanh chín hơn củ quả nên khi nấu cần lưu ý.
Thức ăn bị cháy
Chỉ có thể là do nhiệt độ quá cao hoặc bạn đun quá lâu mới dẫn đến cháy thức ăn. Lúc này bạn hãy dùng khăn ướt đặt lên chảo hoặc nồi có thức ăn bị cháy cho đến khi khăn nguội để nó hút hết mùi khói khét trong thức ăn. Do đó khi nấu bạn nên nhớ chú ý đến nhiệt độ và thời gian nấu, trông chừng bếp, và chọn những xoong nồi có sức chịu nhiệt tốt.
Nước súp vón cục
Bạn hãy dùng rây để lọc bỏ phần vón cục trong nước súp. Hiên tượng vón cục là do bạn cho nhiều thức ăn cùng một lúc hoặc để nhiệt dộ không phù hợp. Vì vậy khi nấu súp bạn nên nhớ cho nguyên liệu từ từ và theo dõi nhiệt dộ thưoừng xuyên để món súp được thơm ngon hơn.
Nhận xét
Đăng nhận xét